Chi hội nghệ sỹ Múa Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế

0
165

Năm 1994, được sự quan tâm của Hội nghệ sỹ múa Việt Nam, Chi hội nghệ sỹ múa Thừa Thiên Huế được thành lập. Số lượng ban đầu có 05 hội viên, đến năm 2018 tổng số hội viên của chi hội là 12 người và hiện nay thương xuyên sinh hoạt tại chi hội có 08 hội viên. 

+ Ban Chấp hành gồm có 02 đồng: 

  1. NGƯT Cao Chí Hải – Chi hội trưởng
  2. Biên đạo múa Mai Trung – Chi hội phó

Chi hội nghệ sỹ Múa Thừa Thiên Huế có bề dày thành tích với nhiều hoạt động tích trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật TT Huế nói chung, các hoạt động múa nói riêng, tạo nên một vị thế, sự đống góp quan trọng cho văn hóa nghệ thuật tại địa phương, trong đó nghệ thuật múa đóng góp đầy đủ; Tác phẩm múa độc lập, múa minh hoạ, múa trong các vở diễn sân khấu, mua trong các lễ hội lớn… 

Hội viên – Chi hội múa Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế bằng sự tận tụy của mình thông qua các động tác biểu diễn đã xây dựng nên nhiều tác phẩm, trong đó việc làm sống lại nhiều vũ khúc cung đình trong các kỳ Festival Huế như: Lễ tế Nam Giao, tế Xã Tắc, Đêm hoàng cung, Hành trình mở cỏi, Thiên hạ thái bình, Văn hiến kinh kỳ… đã đưa nghệ thuật múa chiếm một vị trí trang trọng trong lòng khán giả yêu thích nghệ thuật múa của đất cố đô xưa, nghệ thuật múa giữ vị trí quan trọng và là một thành tố thể hiện văn hóa của vùng đất đã từng một thời là kinh đô của cả nước. Có lẽ vậy, nên so với các vùng miền khác, múa được sử dụng trong các lễ hội ở Huế là sản phẩm mang tính kế thừa của chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm và kết tinh dưới thời nhà Nguyễn, nên động tác của người diễn viên là sự kết hợp nhuần nhuyễn của việc di chuyển đội hình theo các tuyến, ngang, dọc, xéo cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc trưng riêng biệt, điển hình là các điệu: Lục cúng hoa đăng, trình tường tập khánh, phụng vũ, tứ linh, vũ phiến…Dựa trên những chất liệu đó, các nghệ sỹ thuộc Chi hội múa Việt Nam tại Thừa Thiên Huế hiện đang nắm giữ các vị trí chủ lực tại các đơn vị nghệ thuật đã đưa ra nhiều ý tưởng, dưới nhiều góc nhìn khác nhau trong qúa trình làm tổng đạo diễn, tác giả kịch bản, nghiên cứu, tổng biên đạo các chương trình nghệ thuật lớn, đã gắn kết trên quan điểm kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của cha ông và sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới. Trong quá trình hình thành và phát triển, các hội viên cùng với Ban Chấp hành Chi hội múa tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng nỗ lực, trau dồi, chủ động điều chỉnh, hoàn thiện mình đồng thời tiếp thu và thừa kế các thế hệ nghệ sỹ múa đi trước để định hướng và xây dựng các kế hoạch, giải pháp cho công tác xây dựng Chi hội ngày một lớn mạnh, đồng thời thông qua công tác hoạt động biểu diễn nhằm giải quyết một cách thoả đáng mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nói chung, giữa bảo tồn và phát huy nói riêng. Đồng thời, triển khai đồng bộ và mang lại những hiệu quả thiết thực, xây dựng nên nhiều tác phẩm múa hướng con người đến với những giá trị chân – thiện – mỹ theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị xác định “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế…”