Chi hội Nghệ sĩ Múa Bình Định được thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-HVHNT ngày 23/01/2013 của Chủ tịch Hội VHNT Bình Định, với ban đầu có 02 biên đạo là hội viên Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam. Tuy rằng địa phương không có đơn vị nghệ thuật múa chuyên nghiệp nhưng Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam đã ra quyết định thành lập Chi hội NS Múa Việt Nam tại Bình Định (2019), đây cũng là vinh dự cho Văn học Nghệ thuật Bình Định nói chung, Nghệ thuật múa Bình Định nói riêng. Đến nay Chi hội phát triển đến 08 hội viên.
Ban Chấp hành Chi hội bao gồm:
- Chi hội trưởng Phạm Hoàng Việt
- Chi hội phó Đỗ Thị Kim Tiển
Với nhiều lĩnh vực Biên đạo Múa, Huấn luyện Múa và diễn viên múa hoạt động nhịp nhàng và gắn kết. Nhiều hội viên đã và đang viên chức tại các đơn vị Trực thuộc Sở Văn hóa – Thể thao như Trung tâm Văn hóa tỉnh, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống, Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao thành phố Quy Nhơn có hội viên đang là giáo viên công tác tại Trường THCS, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên và nhiều biên đạo hoạt động tự do….
III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Chi hội được thành lập mới được 05 năm nhưng những hoạt động, thành tích của từng hội viên luôn nổ lực cố gắng luôn rạng rỡ cho Tỉnh nhà, đây là sự nhìn nhận định hướng của lãnh đạo Hội, những bậc tiền bối luôn tạo điều kiện để các hội viên, đoàn kết đồng hành giúp đỡ nhau trong mỗi chương trình, sự kiện của Tỉnh. Với những thành tích đã đạt được của các Hội viên, Chi hội đã được Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam trao tặng Bằng khen.
– Sự phối hợp nhịp nhàng của các biên đạo chuyên mỗi lĩnh vực như dân tộc, truyền thống và hiện đại luôn mang lại hiệu quả cho từng chương trình, khi được đan cài nhưng không làm mất đi nét văn hóa dân tộc vùng Miền.
– Những năm trở lại đây, sự phối hợp của các Chi hội địa phương rất mạnh, điển hình Chi hội Âm nhạc Bình Định và Chi hội Sân khấu Bình Đinh. Theo định hướng của Tỉnh để phát huy Văn hóa Văn nghệ địa phương, gần đây nhất là Hội thi sáng tác về Bình Định trên cả nước đã được diễn ra thành công tốt đẹp, các tác tác phẩm được công chúng đón nhận nhiệt tình, trong đó có các tác phẩm đã được đánh giá rất cao và được sử dụng gần đây nhất tại Đại Hội Thể dục Thể thao tỉnh Bình Định. Lễ hội Miền Biển, Các cuộc thi Liên hoan Đàn hát dân ca 3 miền luôn có sự phối hợp của các tác phẩm mới, làn điệu mới nhằm giữ gìn bản sắc vùng miền. Bên cạnh,còn có Hội viên vừa là Biên đạo vừa là diễn viên tham gia tại Liên hoan Tuồng và Dân ca toàn quốc lần thứ I tại Hà Nội.
– Từ tinh thần của Nghị quyết Trung Ương 5 khóa VIII của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc”. Nghị quyết 23 của Bộ Chính Trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kì mới ‘, Nghị quyết 33 khóa XI về “Phát triển xây dựng Văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã và đang là kim chỉ nam để các Văn nghệ sĩ lao động sáng tạo trên cơ sở quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu động lực phát triển bền vững đất nước. Gánh trên vai sự nghiệp Văn hóa mỗi hội viên luôn có trách nhiệm, để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó.
– Khi đời sống tinh thần ngày một cao, thì tính thẩm mỹ cũng đòi hỏi phải chất lượng, các chương trình biểu diễn luôn đa màu sắc, ấn tượng mới lạ, mỗi điểm diễn dù ở nơi đâu người nghệ sĩ luôn cẩn thận trau chuốt trên từng tác phẩm, động tác của chính mình. Trên sân khấu lớn, thông tin tuyên truyền tại các huyện thị xã, tại đình làng ……chiến sĩ Văn hóa luôn giữ ấm ngọn lửa đam mê, lan tỏa các tác phẩm múa, ca khúc, trích đoạn gắn kết với đời sống vùng miền, lan tỏa đến công chúng như một cách lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc từng địa phương.
IV ĐỊNH HƯỚNG CHO CHI HỘI MÚA:
Hòa chung dòng chảy của thời cuộc, khi Văn hóa đang được Đảng và Nhà nước nhấn mạnh tại Đại hội XIII, như được tiếp thêm sức mạnh để vươn mình phát triển thì Nghệ thuật múa trong thời kì hội nhập và phát triển, hiện nay rất khó khăn đòi hỏi đội ngũ Biên đạo kế thừa chung tay, gắn kết tập trung chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh nhạy bén với thời cuộc. Đề xuất mở lớp tập huấn biên đạo nhằm phát huy, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sáng tác và sáng tạo cho các hội viên được bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng trong sáng tác, tạo điều kiện phát huy mở rộng phương hướng sáng tác.
Các hội viên đã không ngừng trưởng thành, luôn phấn đấu thực hiện tốt vai trò nâng cao giá trị Nghệ thuật Múa trong đời sống nhân dân. Vượt qua bao gian khó của thời cuộc, các Nghệ sĩ chúng tôi đã yêu nghề bằng cả trái tim và khối óc. chỉ mong muốn chung một điều có thể chung tay gìn giữ nét Văn hóa, vùng miền địa phương, lưu truyền các giá trị truyền thống của Tỉnh nhà. Thực hiện tốt lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Văn hóa, Nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em Văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trong mặt trận ấy”. Lưu truyền các giá trị Văn hóa Nghệ thuật truyền thống, đặc sản vùng miền cũng là góp phần đưa Văn hóa Văn nghệ Tình nói riêng và toàn Ngành nói chung ngày một phát triển./.