Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước sau năm 1975, hiện nay đất nước ta sang trang mới phát triển toàn diện từ công nghiệp – nông nghiệp giao thông đến văn hóa xã hội, nhất là từ thời kỳ đổi mới năm 1986 dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm đưa nước ta từng bước tiến lên không chỉ cơm no áo ấm mà phải được ăn ngon mặc đẹp. Nếu trước đây thiếu gạo ăn thì hôm nay Việt Nam đã đứng hàng nhất nhì trong xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo năm. Hòa nhập với nền kinh tế đất nước. Văn hóa nghệ thuật Việt Nam từng bước bứt phá ngoạn mục, đặc biệt ngành múa đã có chỗ đứng trong xã hội, ở đó phải kể đến sự ra đời của hội nghệ sĩ múa việt Nam. Năm 1990 rồi năm 2019 từ trường cao đẳng múa Việt Nam nay đã lên Học viện nghệ thuật múa Việt Nam. Nếu năm 1960 ta mới có 3 kịch múa. Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (Đoàn ca múa quân đội). Tấm Cám (Nhà hát ca múa Việt Nam) và Bá Khó (Trường múa Việt Nam) thì đến hôm bay chúng ta đã tổ chức liên hoan kịch múa Việt Nam trên 20 kịch múa của các đoàn nghệ thuật Đại học văn hóa nghệ thuật quân đội, viện nghệ thuật múa – Nhà hát ca múa Thăng Long ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có Nhà hát giao hưởng Nhạc vũ kịch cùng sự vươn lên của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đang khởi sắc.Trong đời sống sinh hoạt của đất nước luôn reo vang nhịp múa tưng bừng. Qua việc dàn dựng phục vụ cho hàng trăm, hàng ngàn cấ cuộc lễ hội, carnaval liên hoan nghệ thuật quần chúng và phục vụ cá ngày lễ hội của Nhà nước của các dân tộc từ Giỗ tổ vua Hùng đến mừng ngày quốc khánh 2-9, mừng 300 năm thành lập thành phố Sài Gòn, lễ hội Hoa Đà Lạt, Festival Huế, lễ hội các dân tộc Tây Bắc, 3 năm 1 lần của 6 tỉnh Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Lào Cai – Yên Bái. Những lễ hôi thu hút không chỉ hàng trăm, mà vài ngàn vũ công như Khai mạc Hội Khảo Phù Đổng – Kỷ niệm 990 năm Thăng Long – 1000 năm Thăng Long – Hà Nội .v.v. mà đỉnh cao là Seagame XX tại sân vận động Mỹ Đình (tổng đạo diễn PGS.TS.NSND Ứng Duy Thịnh, NSND Chu Thúy Quynh). Đại lễ 1000 năm Thăng Long diễn ra vào đêm 4-10-2010 đón danh hiệu Hìa Nội – thành phố hòa bình của UNESSCO trao tặng vinh danh do Tổng đạo diễn NSND Chu Thúy Quỳnh. Đại hội thể thao lần thứ V ở sân vân động Hà Nội do GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh làm Tổng đạo diễn. Đại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập nước 2-9-1945, 2-9-2005 ở Quảng trường Ba Đình, tổng đạo diễn PGS.TS.NSND Ứng Duy Thịnh. Ở đây thể hiện bức tranh sống động rực rỡ sắc màu về đất nước con người Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đưa dân tộc ta ngời sáng trong niềm tin khát vọng hòa bình, kiến thiết non sông.
Thật vậy: không có lễ hội nào không có nghệ thuật múa hay nói cách khác không có nghệ thuật múa thì làm sai được gọi là Lễ Hội!
Ngoài các Lễ Hội còn hàng trăm hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng.
Như ngành giáo dục: Từ cấp mầm non đến tiểu học
Còn ở các trường PT cơ sở thì hè nào mà không tổ chức liên hoan búp măng non rồi múa hát tập thể.
Ở bậc cao đẳng – Đại học được tổ chức quy mô chung khảo toàn quốc với trên 70 trường đây là một điều kiện tốt để nghệ thuật múa không chuyên phát triển. Điển hình ở cuộc liên hoan khá quy mô hoành tráng này phải kể đến cuộc liên hoan năm 1998 có gần 70 trường về tham gia, mỗi trường có chương trình dự thi 7 – 8 tiết mục (45’). Ngày chấm 3 buổi, trường Đại học sư phạm Vinh là một điển hình
Ngành giáo dục còn có cuộc thi Tiếng hát thầy và trò, chung khảo đã có hàng trăm tác phẩm múa với chất lượng cao, ngoài màn đồng ca hợp xướng còn có tác phẩm múa “độc lâp”.
Nói đến nghệ thuật múa phong trào thì không thể nào không nhắc tới việc phổ cập 6 điệu nhảy Việt Nam do trung ương đoàn, cục Văn hóa cơ sở Bộ văn hóa và Hội nghệ sĩ múa Việt Nam tuyển chọn, cùng 6 điệu nhảy quốc tế , do Vụ công tác học sinh sinh viên của Bộ giáo dục đứng ra tổ chức ở 3 khu vực, đối tương tham gia là các Bí thư Đoàn trường và Trưởng ban công tác chính trị. Thời gian học 10 ngày, khu vực phía bắc tập huấn tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Khu vực miền trung, Tây Nguyên tổ chức tại Đồ Sơn (khu nghỉ dưỡng của quân đội. Khu vực phía nam và Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức ở Nhà Khách Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh. Đường cách mạng tháng Tám, trong buổi khai mạc lớp tập huấn ông Nguyễn Đình Đức – phó vụ trưởng nói: Mục đích của đợt tập huấn nhằm cung cấp cho cán bộ Đoàn các trường những kiến thức và làm quen với các điệu nhảy Việt Nam và quốc tế để các trường tổ chức vui chơi tập thể lành mạnh, nó là nhu cầu của cuộc sống tinh thần sau giờ học trên giảng đường học tập căng thẳng và cũng là môn sinh hoạt để giao lưu giữa các trường thậm chí sau năm học chúng ta tổ chức liên hoan giao lưu và thi giữa các trường.
Ngoài nhảy múa sinh hoạt, các nhà văn hóa trung tâm thường tổ chức liên hoan các tác phẩm múa không chuyên trong thành phố và tỉnh nhà. Riêng Hà Nội, hội nghệ sĩ múa Hà Nội phối hợp với trung tâm Văn hóa thành phố đã tổ chức 3 cuộc thi các tác phẩm của không chuyên đã thu hút vài ba chục điệu múa Biên đạo tham gia, và mỗi cuộc có tới 70 điệu múa có chất lượng cao.
Cùng với múa sinh hoạt, múa không chuyên trong các cơ quan, xí nghiệp, Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội đã tổ chức 4 cuộc thi tài năng Biểu diễn múa thu hút hàng trăm cháu ở độ tuổi 8-12, các cháu thi tài khá xuất sắc, làm chủ các tư thế uốn dẻo, uốn nghiêng, xoạc dọc, xoạc nghiêng, xoạc ngang, lộn xuôi, lộn ngược rồi quay, nhảy bay, thậm chí ở múa 2 người còn có bê, vác. Ngoài những điệu múa dân gian hay về thiên nhiên đất nước, còn có nhiều điệu múa hài rất hóm hỉnh, ấn tượng và các cuộc thi ấy đều có sự tham gia đánh giá của các nghệ sĩ đăgr cấp như PGS.TS NSND Ứng Duy Thịnh. NSND Kim Quy, NSND Ngọc Anh, NSND Công Nhạc,…
Nói đến nghệ thuật múa phong trào thì hầu như ngành nào cũng quan tâm và thường tổ chức hội diễn như giao thông, Dầu khí, cục Hàng Hải, ngành đóng tàu(Vinashin) công nghiệp, Hội nông dân, ngành đường sắt hay ngành Tòa án, kiểm toán Nhà nước .
Riêng kiểm toán Nhà nước thể hiện tác phẩm múa “Giấc mộng đêm hè” của NSUT Bá Thái đã đạt chất lượng cao, xuất sắc nhất chung khảo người xem không nhận ra đây là nghiệp dư, từ tạo hình, bê vác đến biểu hiện nội dung và xúc cảm âm nhạc chuẩn xác nhuần nhuyễn tuyệt vời.
Một trong những ngành hay tổ chức Hội diễn văn nghệ, thậm chí năm nào cũng có Hội diễn bởi đây là ngành khá vất vả, thậm chí còn nguy hiểm vì phải vào sâu trong hầm lò để khai thác rồi vận chuyển rồi tuyển chọn, phân loại than, mỗi năm cung cấp cho Nhà nước từ 30 – 40 thậm chí có năm đạt sản lượng 50 triệu tấn. Đặc điểm lao động vất vả nguy hiểm, cho nên công đoàn hay tổ chức hội diễn. Đây là dịp để anh chị em công nhân xả hơi làm nghệ thuật và gặp gỡ giao lưu, để rồi ngày mai vào lò sẽ làm nhiều ra sản phẩm cho Tổ quốc.
Thông thường các Hội diễn của Tập đoàn Than khoáng sản có tới trên 60 đơn vị tham gia. Một trong những đơn vị đã đạt thành tích Đơn vị xuất sắc nhất qua 13 lần dẫn đầu hội diễn và đơn vị ấy cũng đã nhận Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang và anh hùng thời đổi mới, đó chính là Công ty Tuyển Than Cửa Ông – nơi có giám đốc Hoàng Lam Chính từng là sĩ quan Hải quân, ông cũng có giọng hát và đài Đài PTTH Quảng Ninh từng giới thiệu chương trình tiếng hát công nhân – giám đốc Hoàng Lâm Chính tất quan tâm đầu tư cho văn nghệ. Ông hiểu nhu cầu tinh thần văn nghệ của công nhân mỏ nói riêng và quần chúng nói chung.
Ban giám đốc, Ban chấp hành công đoàn nhất trí cử mỗi xưởng 8 người để tập văn nghệ, tổng số anh chị em tập trong 3 tháng và mời tới gần chục nhạc sĩ, Biên đạo, ca sĩ thay nhau đến giúp phong trào. Như: nhạc sĩ Phan Huấn dạy nhạc ký xướng âm, NSND Phan Muôn dạy thanh nhạc. Sáng tác và dàn dựng hợp xướng có NSND Phạm Đình Khôi, Văn Thành Nho, Đào Hữu Thi, NSND Nguyễn Thiếu Hoa, NSUT Hoàng Lương, nhạc sĩ Hoàng Hà, biên đạo NSUT Quốc Toản, NSUT Vũ Toàn, NSUT Như Bình. NSUT Đỗ Xuân Mai, biên đạo Bích Liên, Công Lạc, Minh Nghĩa… và NGUT Trương Lê Giáp huấn luyện về động tác cơ bản, kĩ thuật.
Do có đầu tư, công phu và có cả quá trình tập luyện, cho nên thành công đã đến với công ty tuyển than Cửa Ông, thậm chí có cả dàn trống hội với 16 trống, cùng dàn hợp xướng 48 người, múa Than ra lò, người thợ mỏ, bài ca liệt sĩ Ngô Huy Tăng…
1. Nguyên nhân dẫn đến thành công của Tuyển Than Cửa Ông là Ban lãnh đạo quan tâm
2. Đội ngũ huấn luyện từ nhạc sĩ đến đạo diễn tâm huyết và thứ ba diễn viên có công luyện tập và năng khiếu nghệ thuật rất đáng ca ngợi đáng khen, chính vì thành công của Tuyển Than Cửa Ông đã được chọn tham gia chương trình mừng 60 năm Quốc Hội Việt Nam do cục văn hóa cơ sở của Bộ văn hóa thể thao, du lịch Tổ chức ở Hà Nội. Đội văn nghệ của Tuyển Than Cửa Ông còn được Bộ công nghiệp cử đi dự liên hoan Tiếng hát Làng Sen năm 2005 và đại diện cho tập Đoàn than khoáng sản biểu diễn chào mừng đoàn đại biểu của Nhà nước thăm vùng mỏ do chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dẫn đầu. Chương trình truyền thống 12-11-1936 đến 12-4-2006 có tới 350 diễn viên tham gia và có trên 12.000 khán giả tới xem, hào hùng của giai cấp công nhân vùng quy mô thật hoành tráng.
Nghệ thuật múa phong trào đang khởi sắc và là một nhu cầu cấp bách của xã hội của công chúng. Tại tập đoàn kinh tế khatoco – Khánh việt đã tổ chức chương trình nghệ thuật sân khấu hóa 12 tác phâm múa ca ngợi sự hình thành và từng bước phát triển sau 30 năm được nhận 2 danh hiệu anh hùng cho Tổng giám đốc Xuân Hoàng và anh hùng thời đổi mới cho tập thể Khatoco – Khánh Việt…
Nhân kỉ niệm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5-6 -1911, Khatoco – Khánh Việt tổ chức lễ hội Biển Đảo quê hương ở 3 hòn đảo chuyên khai thác du lịch – Đảo Khỉ. Đảo Hòn Lao và Đảo Hoa Lan. Những bài ca điệu múa về ngành nghề về biển đảo và về Bác có cả bài hát múa. Người mẹ Làng Sen ngợi ca công đức Bà Hoàng Thị Loan đã cho đời Người con quang vinh, Bà mẹ Việt Nam, người mẹ Việt Nam đã cho đời người anh hùng Hồ Chí Minh trên bến dưới thuyền trên ba mươi tầu lớn, nhỏ chở khách du lịch từ Nha Trang ra dự lễ hội và thưởng thức những chương trình nghệ thuật hấp dẫn.
Nói về nghệ thuật múa phong trào thì phải nói đến Agribank – Hệ thống ngân hàng luôn tổ chức Hội diễn văn nghệ, từ Vietcombank, Viettinbank, BIDV- ngân hàng quân đội, Ngân hàng Techcombank, ngân hàng phát triển ở các ngân hàng có điều kiện 2 năm tổ chắc một lần, số lượng đã đành mà chất lượng cũng ấn tượng, tạo nên những tác phẩm múa có giá trị, họ không chỉ tập các điệu múa của các đoàn chuyên nghiệp mà phải dựng những điệu múa mới, về ngành nghề.
Song tôi muốn nói thêm về Agribank. Khi nói về Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn (Agribank) là một trong những ngân hàng lớn với hơn 40.000 cán bộ công nhân viên có trên 10 triệu khách hàng phục vụ cho chính sách tam nông của Đảng và Nhà nước. (Nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Từ hội đồng quản trị cho đến Tổng giám đốc coi trong văn học nghệ thuật, nó sẽ góp phần quan trọng phát triển tài năng ngành nghề và chủ đề của cuộc thi, hội diễn đã được đăng ký với cục bàn quyền của Bộ Văn Hóa, thể thao và du lịch. “cuộc liên hoan tài năng – thanh lịch của cán bộ Agribank số 3943 năm 2009. Đây là cuộc thi vô cùng khó khăn, trong quy chế dự thi có 3 chuyên đề: 1.màn chào hỏi, giới thiệu về chi nhánh của mình sao cho đầy đủ mà sinh động; 2. Thi tài năng với 100 câu hỏi về năng khiếu ngành nghề, về cách ứng xử với khách hàng và ứng xử với đồng nghiệp; 3. Thi về tài năng khác và có một điệu múa độc lập.
Tổng số 20 đoàn vào chung khảo , đều quy định khá nghiêm túc. Không được mời, thuê hợp đồng diễn viên, phải 100% người trong ngành và mỗi đơn vị dự thi phải có một tác phẩm múa, mỗi cuộc thi có tới 165 chi nhánh. Đặc biệt ở Đội giải Nhất ở chung khảo sẽ có chuyến du lịch nước ngoài cho cả đoàn và thời gian 7 ngày.
Số biên đạo chuyên nghiệp tham dự cuộc thi của Agribank lên tới 165 kể cả biên đạo trẻ hay thành danh. Từ ưu tú cho đến NSND như Hà Thế Dũng, Đỗ Tiến Định, Phạm Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Anh, v.v. Về số lượng tác phẩm múa đã nhiều 165 tác phẩm còn chất lượng thì đều xuất sắc, từ nội dung đề tài đến cấu trúc tác phẩm, chất lượng âm nhạc và năng khiếu kỹ thuật kỹ xảo của diễn viên cũng như phục trang, cảnh trí, chất lượng trung bình có tính chuyên nghiệp, thực sự thu hút không chỉ biểu cảm diễn viên thể hiện mà khán giả, Ban giám khảo cũng ngợi khen, trân trọng, ở vòng chung khảo có tới 20 tác phẩm múa, không tác phẩm nào có điểm 8,5 mà hầu như 8,7; 9,1; 9,9. Rất đáng mừng và chúc Agribank không chỉ thành công trong quản lý vốn mà nơi đây còn tụ hội tài năng múa. Xin cảm ơn Agribank luôn tạo điều kiện và thu hút nhiều nghệ sĩ múa đến với Agribank.
Bên cạnh đấy chúng tôi cũng rất ấn tượng về cuộc thi văn nghệ của các trung tâm người khiếm thị dưới sự bảo trợ của Bộ Lao động thương binh – xã hội. Có lẽ ít ai tin người khiếm thị tham gia thi múa.
Đó là điệu múa Nơi đảo xa, âm nhạc Thế Song, biên đạo Thân Thế Thời đoàn Đồng Nai. Điệu múa diễn tả đàn hải âu tung cánh trên biển xanh, gặp sự gây rối quấy phá của kẻ thù cánh chim kêu cứu và tìm đến chiến sĩ Hải quân tạo nên những cánh sóng ra – đa theo dõi kẻ địch, rồi sự tạo nên những nòng cao xạ pháo đánh trả chúng để có sự bình yên cho biển cả thanh bình, cho những cánh chim hải âu ôm ấp các chiến sĩ hải quân. Riêng tác phẩm này đã đạt giải xuất sắc nhất toàn hội diễn năm 2016 tổ chức ở Hà Nội. Không chỉ múa không chuyển trong nước, mà múa không chuyên ở ngoài nước cũng phát triển có chỗ đứng trên trường quốc tế. Nưm 2017, lần đầu tiên tổ chức lễ giỗ tổ Vua Hùng ở Berlin thủ đô CHLB Đức hay ở CH Czeck, sau khi Việt Kiều ta được chính phủ Czeck kết nạp và là dân tộc thiểu số của Czeck, thì năm nào cũng có Festiaval nghệ thuật múa tổ chức ở quảng trường Alexande. Tiết mục xuất sắc được vào chung khảo ở nhà hát thành phố. Đã 12 năm rồi, múa nón ba tầm, múa Tây Nguyên, múa Thái, chim công, múa sen, múa Khơ mú, múa H’mông được chào đón ở Praha
Sau nhiều năm có dịp tham gia nghệ thuật phong trào đã có không ít ý kiến hỏi tôi, tại sao nghệ thuật múa phong trào lại đẩy lên tầm cao mới, nhiều tác phẩm có tính chuyên nghiệp, không chỉ múa đều, có kỹ thuật quay, nhảy thậm chí bê, đỡ và về trang phục cũng ít đi thuê mà chủ yếu họ may cho phù hợp nội dung sao cho vừa với từng diễn viên chứ không phải mặc áo quần đi thuê thì không vừa kích cỡ,….
Việc thứ 2 là diễn viên không chuyên song chính họ hiểu nội dung của màn múa, ca ngợi họ, cơ quan, công ty và vùng miền của mình cho nên họ tự tin hết mình thể hiện đúng tính cách tâm trạng của điệu múa chứ không phải cười thường trực. Một điều khá quan trọng là mấy năm gần đây, đời sống nâng cao, các cuộc thi hội diễn trong quy chế không thuê, không hợp đồng diễn viên chuyên nghiệp, kể cả múa phụ họa. Bởi lẽ, lãnh đạo các ngành, các công ty đều có quan niệm nếu hợp đồng thuê nghệ sĩ chuyên nghiệp thì tốn kém, thay vào đó tự chọn người của đơn vị, và sau sơ khảo đã tốn mà vào chung khảo càng phải phụ thuộc. Bây giờ họ tự làm, tuy tốn kém thời gian song đến khi sơ khảo thành công, họ chỉ tốn vài ba buổi tập luyện để đi tham dự chung khảo. Không phụ thuộc vào diễn viên chuyên nghiệp, đến lúc họ bận, thậm chí những tiết mục, chương trình ấy còn dùng trong lễ tổng kết công tác hay đi giao lưu các đội bạn. Câu nói: cây nhà, lá vườn còn được đi phục vụ Đại hội Đảng, công đoàn, thanh niên… Không phải tốn kinh phí mà lại có phong trào ta thường nói “Thủ trưởng nào, phong trào ấy”. Còn một điều nữa, khán giả đi xem cổ vũ thì hầu hết là bạn bè thân, gia đình, cơ quan cho nên sự cổ vũ động viên hết sức nồng nhiệt thậm chí còn reo hò và nâng những Pano, băng rôn, thậm chí còn mang theo trống chiêng để cổ vũ cho đội nhà giành thắng lợi.
Một vấn đề khác cũng tính đến, một điều kiện khách quan, trong những năm gần đây đã phát triển đội ngũ Biên đạo chuyên nghiệp được đào tạo từ trường Đại học Sân khấu điện ảnh, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Học viện nghệ thuật múa Việt Nam, Trường múa thành phố Hồ Chí Minh cũng như các trung tâm văn hóa các tỉnh thành phố hằng năm cũng mở các lớp biên đạo múa phong trào. Do số lượng đông đảo đáp ứng được nhu cầu của các hội diễn cho nên chất lượng nghệ thuật múa phong trào đã được nâng lên khởi sắc.
Hãy đến với phong trào là nguồn sáng tạo làm cho cuộc đời của người lao động và cả chúng ta thêm hạnh phúc, tràn ngập niềm vui.
ThS.NSUT Như Bình.